Thăng Long thời Trần (1226-1427)

Thăng Long thời Trần (1226-1427)

1226* Trần Thủ Độ tổ chức lễ nhường ngôi cho Chiêu Hoàng, đưa Trần Cảnh lên ngôi – tức Trần Thái Tông.

Sau khi Trần Cảnh trở thành Hoà ng đế, Trần Thủ Độ làm Quốc Trượng phu, Trần Thừa làm Nhiếp chính.

Trần Thủ Độ phế vua Lý Huệ Tông, sau bức tử Huệ Tông rồi lấy Huệ hậu là Trần Thị Dung.

1227* Phục hồi lễ hội thờ Đồng cổ có từ thời Lý vào ngày 4 tháng 4 âm lịch hàng năm. Hình thành trại Tầm Tang lớn của nhà nước bên cạnh Hồ Tây, sau đổi thành phường Nghi Tàm (đến đời Lê chuyên trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa).

1228* Tổ chức thi viết công văn để chọn người vào làm việc trong các cơ quan nhà nước.

1230* Tôn tạo thành Thăng Long, chia khu dân cư thành sáu mốt phố phường. Dân nông thôn các tỉnh lân cận kéo lên Thăng Long làm nghề thủ công và buôn bán tập hợp nhau thành phường.

1236* (Tháng 6 âm lịch) nước to ngập cả Nội cung ở Kinh thành.

1237* Trần Thủ Độ bắt công chúa Thuận Thiên (chị ruột hoàng hậu Chiêu Thánh) đang là vợ của Trần Liễu, đã có mang ba tháng, làm vợ của vua Thái Tông (Trần Cảnh) vì Chiêu Thánh chưa có con.

Trần Liễu nổi loạn

Trần Cảnh đi tu ở núi Yên Tử

1242* Chia nước là m 12 lộ, đặt Chánh Phó án phủ hoặc Trấn phủ. Lập sổ hộ khẩu, nắm chắc dân đinh. Quan các lộ phải làm sổ dân đinh trong hai tháng phải xong.

1243* (Tháng 8 âm lịch) nước to làm vỡ thành Đại La, tràn vào Kinh thành.

1245* (Tháng 8 âm lịch) vỡ đê Thanh Đàm (Thanh Trì)

1247* Thi Thái học sinh lấy 48 người đỗ “xuất thân” (làm quan) và “tam khôi” là Trạng nguyên Nguyễn Hiền (12 tuổi), Bảng nhãn Lê Văn Hưu (17 tuổi – Lê Văn Hưu sau trở thành nhà sử học lỗi lạc, tác giả bộ Đại Việt sử ký đầu tiên của nước ta) và Thám hoa Đặng La Ma (13 tuổi).

1249* Nhà vua xuống chiếu sửa chữa, trùng tu lại chùa Diên Hựu.

1253* Lập Quốc học Viện, trường học dành cho con em quý tộc và nho sĩ cả nước. Lập Giảng Võ đường, trường võ bị cao cấp đầu tiên của nước ta.

1256* Vét sông Tô Lịch

1257* Mông Cổ nhiều lần cử sứ bộ tới dụ hàng, Triều đình giam sứ giả.

Triều đình ra lệnh cho cả nước chuẩn bị vũ khí đánh giặc. Quân Mông Cổ lúc này đã đánh chiếm nước Đại Lý (Văn Nam-Trung Quốc).

1258* Quân Mông Cổ xâm lược vượt biên giới nước ta, tiến đến vùng Việt Trì. Quân ta giao chiến với giặc ở Bạch Hạc, sau rút về Phủ Lỗ. Quân Mông Cổ đuổi theo, ta phá cầu và bày trận ở bên này sông sau đó lạI rút quân về Thăng Long nhưng rồi lại phải bỏ Thăng Long rút về Thiên Mạc (Hưng Yên); Quân Mông Cổ chiếm Kinh thành, chúng tàn phá để trả thù.

Trần Thái Tông chỉ huy quân đội phản công, tập kích quân giặc một trận lớn ở Đông Bộ Đầu (gần cầu Long Biên) thu phục Kinh thành.

1261* Chúa Mông Cổ là Hốt Tất Liệt (Khu Bi Lai) lên nghi hoàng đế nhà Nguyên, phong vua Trần Thánh Tông làm “An Nam Quốc vương”.

1265* Chọn những nho sinh có tài vào giữ các chức vụ cao tại các cơ quan trong cung đình (trước kia chỉ hoạn quan được làm).

Hốt Tất Liệt đòi vua Đại Việt phải sang chầu vua Nguyên, con em phải sang làm con tin, phải nộp thuế… Vua Trần không chịu sang chầu.

1270* Nước lớn ngập Kinh thành. Việc đi lại trong phố phường phải dùng thuyền bè (tháng 7 âm lịch)

1272* Lê Văn Hưu soạn xong bộ Đại Việt sử ký toàn thư gồm ba mươi quyển, chép từ Triệu Đà đến Lý Chiêu Hoàng.

1274* Quân Nguyên đánh xuống phía nam Trung Quốc. Dân Hoa Nam dùng ba mươi thuyền chở gia đình vượt biển sang Đại Việt lánh nạn. Triều đình cho dân tị nạn ở phường Nhật Tuấn thuộc kinh thành Thăng Long.

1278* Khu dân cư trong kinh thành bị cháy ban đêm, nhà cửa toàn bằng gỗ cháy trụi.

Động đất cấp bảy, tháp báo thiên gãy làm đôi.

1279* Hốt Tất Liệt sau khi diệt xong nhà Tống ở Trung Quốc, ráo riết chuẩn bị đánh Đại Việt. Sai Sài Thung (Bộ Lễ) sang thúc ép vua Trần phải sang chầu vua Nguyên.

1281* Hốt Tất Liệt đòi vua trần cung cấp quân lương để chúng đi đánh Chiêm Thành. Vua ta từ chối.

1283* Quân Nguyên tấn công Chiêm Thành. Đại Việt đã cử hai vạn quân và tám trăm chiến thuyền sang giúp Chiêm Thành.

1284* Vét sông Tô Lịch.

Trần Quốc Tuấn tổ chức duyệt binh ở Bến Đông Thăng Long. Công bố “Hịch tướng sĩ”

Động đất: đất Thịnh Quang, xã đàn nứt toát dài trên hai dặm

1285* Thượng hoàng Trần Thánh Tông họp các phụ lão ở điện Diên Hồng (Thăng Long) hỏi kế đánh giặc. Tất cả đều đồng thanh: “Xin đánh!”

Quân Nguyên tấn công thủy bộ vào vùng Vạn Kiếp. Quân ta rút khỏi Vạn Kiếp về Thăng Long, dựng cọc gỗ dọc sông Hồng, bố trí trận địa chống giặc, thọc sâu vào phường Giang Khẩu (Hàng Buồm) buộc quân địch phải tháo chạy.

Tháng 2, quân Nguyên vượt sông Hồng đến trước Kinh thành, quân ta rút khỏi Thăng Long về Thiên Trường (Nam Định).

Tháng 6, Trần Quang Khải, Trần Quốc Toản sau khi thắng một trận lớn ở Chương Dương (Thường Tín-Hà Tây) tiến lên thu phục Kinh thành Thăng Long. Thác Hoan phải chui vào ống đồng để chạy qua biên giới.

Tháng 7, triều đình và quân đội đại thắng trở về Thăng Long.

1286* Triều đình thả tù binh nguyên về nước.

1287* Tháng 10 nhà nguyên xuất quân, xâm lược đại việt lần thứ ba.

1288* Tháng 2 quân trần bỏ lại thăng long, rút về phố hiến. Thoát Hoan chiếm kinh thành bỏ trống. Tháng 4 quân nguyên rơi vào trận địa cọc ngầm trên sông Bạch Đằng của Trần Quốc Tuấn, ta tiêu diệt tướng giặc Ô Mã Nhi

1289* Xét thưởng công trạng đánh giặc Nguyên; Trần Quốc Tuấn được phong làm Đại Vương (Hưng Đạo Vương), vua Trần cho làm sách Trung hưng thực lục-ghi chép thân thế, sự nghiệp những người đã có đông đánh giặc Nguyên.

1291* Hốt Tất Liệt lại muốn đánh Đại Việt, cử sứ bộ sang vua Trần đòi đến chầu. Vua Trần cự tuyệt.

1300* Động đất. Trần Quốc Tuấn mất (tháng 8)

1304* Mở lại khoa thi, lấy đỗ 40 tư thái học sinh (trong đó Mạc Đĩnh Chi đỗ trạng nguyên năm 24 tuổi).

1306* Gả công chúa Huyền Trân cho vua Chiêm là Chế Mân.

1037* Mưa lớn, vỡ đê. Vua Chế Mân mất. Đón công chúa Huyền Trân về nước.

1324* Cử Mạc Đỉnh Chi sang nhà Nguyên mừng vua Nguyên mới lên ngôi.

1337* Xét duyệt quan lại, loại bớt những kẻ không làm việc. Lập kho thóc ở Khoái Châu để chẩn cấp cho dân nghèo. Truyền cho các lô cũng làm như vậy.

1341* Đổi chức Đại An phủ sứ ở Kinh đô thành Đại Doãn, bổ Nguyễn Trung Ngạn giữ chức ấy (Nguyễn Trung Ngạn đỗ Hoàng giáp (tiến sĩ) năm 1304, lúc 15 tuổi).

1352* Cơ sở đầu tiên cho nghề gốm ở Bát Tràng. Vỡ đê ở Bát Khối (Gia Lâm)

1362* Lý Nguyên Cát, một người Nguyên đi theo Toa Đô, bị bắt, có tài diễn tuồng, dàn dựng các tiết mục tuồng hát ở kinh đô. Từ đấy nước ta có tuồng truyện.

1369* Anh cả của Dụ Tông là Trần Dục nhận Dương Nhật Lễ làm con (Lễ là con đẻ của vỡ chồng kép hát Dương Khương, Trần Dục mê sắc đẹp của vợ Dương Khương nên lấy làm vợ khi cô nà y đã có thai.).

1370* Dương Nhật Lễ bị phế truất. Đưa Trần Phủ (anh Dụ Tông) lên ngôi Hoàng đế tức Trần Nghệ Tông, Nhật Lễ bị giam ở phường Giang Khẩu. Nghệ Tông khôi phục các phép tắc thời Trần Minh Tông (1324) hủy bỏ những điều nhiễu nhương sinh ra thời Trần Dụ Tông (1358) bắt chước theo văn hóa Trung Quốc.

Chu Văn An mất. Ông quê ở Thịnh Liệt, Thanh Trì, đã trình “Thất trảm sớ” xin chém bảy tên nịnh thần thời Dụ Tông nhưng vua không nghe, ông bèn treo mũ từ quan về ở ẩn.

Chu Văn An được thờ ở Văn Miếu.

1373* Các cuộc nổi dậy và cướp bóc nổ ra khắp nơi.

1374* Hạn hán, tuyển thêm quân túc vệ.

1375* Hồ Quý Ly làm tham mưu quân sự.

1377* Vua Trần đem 12 vạn quân đi đánh Chiêm Thành. Quân Trần bị mai phục, thảm bại. Thừa thắng, quân Chiêm tiến đánh Thăng Long, chiếm Kinh thành một ngày rồi rút về.

1379* Hồ Quý Ly bắt đầu đưa vây cánh của mình và o triều.

1380* Chiêm Thành đến cướp Thanh Hóa. Vua sai Hồ Quý Ly đem quân đi chống giữ, Hồ Quý Ly đánh bại quân Chiêm.

1385* Thế lực phe đảng Hồ Quý Ly ngày cà ng mạnh. Tôn thất, đại thần nhà Trần nhiều người sợ hoặc đi ở ẩn ở Côn Sơn như Trần Nguyên Đán…

1387* Thượng hoàng phong Hồ Quý Ly làm Tể tướng.

1388* Vua Trần Đế Hiện thấy Quý Ly chuyên quyền, mưu giết Quý Ly. Việc bị bại lộ; Quý Ly cùng phe cánh xin Thượng hoàng phế truất Đế Hiện. Cho con út Thượng hoàng là Chiêu Dịch Vương Trần Nguy lên làm vua-tức Trần Thuận Tông.

1389* Nông dân Quốc Oai khởi nghĩa dưới sự lãnh đạo của nhà sư Phạm Như Ôn. Nghĩa quân tiến đánh Kinh thành. Vua tôi nhà Trần phải bỏ Kinh thành, chạy sang Bắc Giang. Nghĩa quân chiếm đánh Thăng Long ba ngày, rồi rút về Quốc Oai.

1390* Quân Chiêm lại đánh ra Thanh Hóa. Hồ Quý Ly xin thôi binh quyền. Nhà vua cử Trần Khát Chân cầm quân. Trần Khát Chân tập trung bắn vào chiếc thuyền của Chế Bồng Nga. Quân Chiêm tan vỡ, rút chạy về nước. Khơi sông Thiên Đức (sông Đuống).

1394* Thuyền buôn nước đến Thăng Long dâng ngựa lạ.

1395* Nhân việc Nghệ Tông chết (12/1394) Quý Ly giết một số tôn thất, quan lại và nho sĩ có ý chống đối.

1396* Ban hành tiền giấy “Thông báo hội sao” cấm lưu hành tiền đồng. Một quan tiền đồng đổi lấy một quan hai tiền giấy.

1397* Hồ Quý Ly cho xây dựng kinh thành mới ở An Tôn (thành nhồ Hồ ở Thanh Hóa). Quý Ly ép vua vào đô mới. Giết những người có ý chống đối để răn đe.

1398* Quý Ly lên ngôi Hoàng đế, lập ra triều Hồ, đổi quốc hiệu là “Đại Ngu” (sự yên vui lớn).

Thi thái học sinh, lấy đổ 20 người trong đó có Nguyễn Trãi.

1401* Làm sổ hộ trong nước. Nhân khẩu từ hai tuổi trở lên đều phải khai vào sổ.

Hạn chế dùng gia nô. Gia nô đều phải có dấu hiệu ở trên trán để phân biệt.

1405* Sai Sứ sang nhà Minh để bàn việc hòa hoãn giữa hai nước. Nhà Minh khước từ, bắt giữ chánh sứ Phạm Cảnh.

1406* Hồ Hán Thương hạ lệnh cho các lộ đóng rào sắt dọc sông Hồng từ phía Bắc Kinh thành đến tạn Hà Nam để phòng giặc Minh. Nhưng thế giặc Minh quá mạnh. Chúng đánh chiếm Kinh thành.

1407* Trần Ngỗi (con Trần Nghệ Tông) lên ngôi, nhưng thành Đông Đô-Thăng Long đã bị quân Minh chiếm đóng. Chúng đổi tên Đông Đô thành Đông Quan.

1408* Nghe lời gian thần gièm pha, Trần Ngỗi giết hai tướng giỏi là Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân.

1409* Trần Quý Khoáng và các tướng lĩnh bị giặc Minh bắt, nhà Minh bắt nhân dân ta phải theo phong tục phương Bắc. Chúng bắt nhân dân ta phải khai thác mỏ bạc, đem về kinh đô nộp cho chúng.

1419* Giặc Minh tịch thu hết các sổ sách của ta chép từ đời Trần trở về trước đưa về Trung Quốc.

1426* Theo chủ trương của Lê Lợi-Nguyễn Trãi, Vương Thông đầu hàng. Hơn 10 vạn quân giặc được phép rút lui về nước an toàn. Ta trao trả cho địch hơn hai vạn vừa tù binh, vừa hàng binh và hai vạn ngựa đã bắt được. Cuối năm 1427, toàn bộ quân địch đã rút hết. Sang đầu năm 1428, đất nước ta sạch bóng quân thù.

Thăng Long thời Lý (1010-1225)

Thăng Long thời Lý (1010-1225)
1010* Tháng 2 Âm lịch, nhà vua Lý Công uẩn từ kinh đô Hoa Lư về thăm quê ở Cổ Pháp (Đình Bảng), bên tả ngạn sông Hồng. Ông đã ghé thăm thành Đại La (tức là vùng Hà Nội sau này) bên hữu ngạn sông Hồng.
Tháng 7 âm lịch- Lý Công uẩn quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Đại La, đổi tên là Thăng Long (cái tên kinh đô Thăng Long bắt đầu từ đó cho đến thời Minh Mạng 1831 đổi thành Hà Nội).
Trong lời dụ dời đô của nhà vua có đoạn viết: “Thành Đại La, đô cũ của Cao Vương, ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa Nam Bắc Đông Tây, tiện nghi núi sông, sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ, thấp trũng tối tăm muôn vật hết sức tươI tốt, phồn thịnh. Xem khắp nước Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ hội tụ quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời.
Xây dựng kinh đô Thăng Long: điện Càn Nguyên làm nơi coi chầu, hai bên có điện Tập Hiền cho các quan văn hội họp, quan võ bàn luận binh thư ở điện Giảng Võ.
Thành Thăng Long thời bấy giờ gồm ba vòng. Vòng trong là Cấm Thành dành cho Hoàng tộc. Rồi đến Hoàng Thành dành cho quan lại. Vòng ngoài gọi là Kinh Thành là khu dân cư, phía Đông giáp với sông Hồng. Bắc và Tây bắc là Hồ Tây, Tô Lịch, vòng xuống phía nam là Kim Ngưu. Hồ Tây thời đó thông với sông Tô Lịch và Hồ Lục Thủy (Hoàn Kiếm).
Cư dân Thăng Long gồm Hoàng gia, quan lại, sư sãi, nô tì, nông dân, thợ thủ công và thương nhân. Ngoài một số gốc gác Thăng Long, còn hầu hết là từ bốn phương tụ họp lại. Dân số ước khoảng hai, ba vạn. Các nghề thủ công thờI đó đã khá phát triển gồm: dệt, nhuộm, gốm sứ, giấy, mỹ nghệ, đúc đồng, nề, mộc…
Xóa thuế ba năm cho cả nước
Xứ Tống sang phong Lý Công uẩn làm Giao Chỉ Quận vương.
1017* Nhà vua xuống chiếu xá tô ruộng cho cả nước.
Động đất. Điện Càn Nguyên sụp đổ.
1018* Triều đình phái sứ sang nhà Tống xin kinh Tam Tạng
1028* (Tháng 3 âm lịch 31/3/1028) Lý Công uẩn mất, thọ 54 tuổi, Thái tử Phật Mã lên ngôi tức Lý Thái Tông.
Hội thề ở miếu Đồng Cổ (phường Yên Thái, Ba Đình, Hà Nội). Miếu Đồng Cổ thờ thần Trống Đồng. Hàng năm mọi bầy tôi đều thề trước thần “Làm con mà bất hiếu, làm tôi mà bất trung thì thần linh tru diệt”.
1026-1054* Nhà vua cho phép dân làng Lệ Mật (Gia Lâm) sang khai thác vùng đất hoang phế phía tây kinh thành, từ đó dần dần hình thành khu Thập Tam trại gồm: Liễu Giai, Ngọc Hà, Đại Yên, Giảng Võ, Cống Vị, Vạn Phúc, Thủ Lệ, Công Yên, Hữu Tiệp, Vĩnh Phúc, Ngạc Khánh, Kim Mã, Nhân Biểu.
1043* Nhà vua xuống chiếu cấm bán hoàng nam (con trai từ 18 đến 20 tuổi) trong dân gian làm gia nô.
1049* Vua Lý Thái Tông dựng chùa Diên Hựu (Một Cột) theo hình tòa sen. Đạo Phật đã trở thàng Quốc đạo. Không phải chỉ có thường dân đi tu, làm sư mà nhiều nhà quyền quý, vua chúa cùng đi tu. Đạo Phật được tổ chức thành một hệ thống rộng lớn từ trên xuống dưới, từ triều đình đến các thôn xóm.
1052* Đặt quả khuông lớn ở sân rồng cho ai có điều gì oan ức đánh khuông để được thấu đến nhà vua.
1054* Lý Thái Tông mất, Thái tử Nhật Tôn lên ngôi tức là Lý Thánh Tông, đổi tên nước là Đại Việt.
1057* Xây tháp Báo Thiên mười hai tầng, cao khoảng tám mươi thước bên cạnh hồ Lục Thủy (Hoàn Kiếm) trong chùa Báo Thiên có một quả khuông lớn nặng hơn bảy tấn.
1067* Lào cho sứ sang Thăng Long triều cống. Sứ Tống sang phong Nhà vua làm Nam Bình vương.
1069* Chiêm Thành quấy rối biên giới phía Nam. Nhà vua giao cho Nguyên phi ỷ Lan trông coi việc nước, cùng với Lý Thường Kiệt cầm quân đi đánh giặc (ỷ Lan tên thật là Lê Thị Yên Loan, một cô gái hái dâu chăn tằm làng Sủi, nay thuộc xã Dương Xá, Gia Lâm).
1070* Lập Văn Miếu thờ Khổng Tử, người sáng lập ra Nho học. Tại đây hiện còn tám mươi hai bia tiến sĩ, ghi họ tên các tiến sĩ, khóa đầu được tạc vào bia là năm 1442 đến năm 1779 kết thúc. Trong số này có nhiều nhà văn hóa lỗi lạc như Lương Thế Vinh, Ngô Sĩ Liên, Lê Quý Đôn, Chu Văn An…
1072* Lý Thánh Tông mất, thọ năm mươi tuổi. Thái tử Càn Đức (con ỷ Lan) nối ngôi tức Lý Nhân Tông. Lý Đạo Thành làm phụ chính.
1075* Nhà Tống chuẩn bị xâm lăng Đại Việt. Lý Thường Kiệt mang quân tấn công vào đất giặc, đánh chiếm cửa biển Châu Khâm, Châu Liêm rồi rút về. Mở khoa thi Tam trường đầu tiên ở Thăng Long, lấy được mười người đậu; thủ khoa là Lê Văn Thịnh. Từ đây trở đi, chỉ những người thi đỗ mới được bổ dụng làm quan.

1076* Lập Quốc Tử Giám ở kinh đô, đây là Trường Đại học đầu tiên của nước ta để làm nơi cho con em vua quan tới học tập.

Tháng ba quân Tống vượt biên nước ta tiến đến sông Như Nguyệt (sông Cầu), uy hiếp Thăng Long. Lý Thường Kiệt lập phòng tuyến sông Như Nguyệt đại phá quân giặc. Trên chiến trường Như Nguyệt vang lên bài thơ Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt:

Nam quốc sơn hà nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Lý Thường Kiệt tên thật là Ngô Tuấn, một chàng trai sinh ở Thăng Long năm 1019.

1086* Thi tuyển những người có tài văn học trong cả nước, sung vào Hà n Lâm Viện.

1101* Tu sửa lại chùa Diên Hựu.

1108* Đắp đê Cơ Xá thuộc khu vực thành Thăng Long, ngăn nước sông Hồng.

1117* Hoàng thái hậu ỷ Lan chết, làm lễ hỏa táng.

1121* (Tháng năm âm lịch) nước sông Hồng dâng cao tràn qua cửa Đại Hưng (cửa Nam Kinh thành).

1138* Lý Thần Tông mất năm hai mươi ba tuổi. Con thứ là Thiên Tộ mới ba tuổi lên ngôi, tức Lý Anh Tông. Đỗ Anh Vũ làm phụ chính.

1142* Lý Anh Tông cho xây dựng đền Hai Bà ở làng Đồng Nhân (quận Hai Bà Trưng hiện nay).

1155* Mở hội đua thuyền ở trên sông Hồng (tháng 8 âm lịch). Lụt và động đất.

1162* Nhà vua xuống chiếu cấm không được tự hoạn để được xung vào hầu hạ nơi cung cấm.

1164* Nhà Tống phong vua Lý Anh Tông làm “An Nam Quốc vương”. Đổi Giao Chỉ quận là “An Nam Quốc”.

1175* Lý Anh Tông mất, thái tử Long trác lên ngôi, khi ấy mới ba tuổi tức Lý Cao Tông. Tô Hiến Thành là phụ chính.

1182* Nước Xiêm (Thái Lan) cho sứ sang sêu cống.

1192* Khơi sông Tô Lịch, Tô Lịch thông với sông Hồng, cho nên hàng năm nước sông Hồng lên cao đưa phù sa và o Tô Lịch làm cho lòng sông bị cạn, phải nạo vét cho thuyền bè đi lại buôn bán trên sông rất tấp nập.

1205* Vua Lý tiếp tục cho xây nhiều cung điện, ăn chơi hoang phí. Quan lại thì tham nhũng, chuyên quyền. Dân tình cơ cực, trộm cướp tràn lan.

1210* Lý Cao Tông mất. Thái tử Lâm mười sáu tuổi lên ngôi – tức Lý Huệ Tông.

1211* Nhà vua phong Trần Thị Dung làm Nguyên phi. Phong tước hầu cho anh vợ là Trần Tự Khánh.

1216* Sắc phong Trần Thị Dung làm hoàng hậu, Trần Tự Khánh làm Thái úy phụ chính.

1223* Trần Thừa, anh rể hoàng hậu được phong làm Phụ quốc Thái uý.

1224* Em họ Trần Thừa là Trần Thủ Độ được cử làm Điện tiền chỉ huy sứ, bảo vệ Cấm thành và nắm giữ mọi quyền hành.

Lý Huệ Tông không có con trai, lập công chúa Chiêu Thánh làm Thái tử rồi truyền ngôi cho. Vua vào tu ở chùa Châu Giáo trong cấm thành. Công chúa Chiêu Thánh lên ngôi tức Lý Chiêu Hoàng (bảy tuổi).

1225* Trần Thủ Độ tổ chức cuộc hôn nhân giữa Chiêu Thánh và Trần Cảnh, tám tuổi (con của Trần Thừa).