Một số nhà hàng và Bar, Cafe

CÁC TIN TIẾP THEO
Press Club

Description: The sensation of splendid surroundings, fine food and impressive services is easily satisfied at the city’s most prestigious location, the Press Club.

 

Red, White & Blue Cafe

Description: A small bar-cafe run by an English guy in the western Old Quarter, serving both Western & traditional Vietnamese foods.

 

Ha Noi Moca Cafe

Fast Facts about Moca Café in Hanoi Address of Moca Café in Hanoi: 14-16 Nha Tho Hanoi Contact no. of Moca Café in Hanoi: (84-4) 825 6334

 

Westlake Cupcake

Description: Offers custom-baked cupcakes made to order, you can choose the flavors from the menu. Ingredients are preservative free.

 

Lân Coffee & Cake

Description: A cafe near Vincom that also has a small bakery attached.

Hà Nội có bao nhiêu hồ? Các hồ ở Hà Nội? Trong lòng Hà Nội có bao nhiêu hồ? Các hồ phân theo quận Huyện

Hà Nội có bao nhiêu hồ? Các hồ ở Hà Nội?

 

http://nhovehanoi.com/32/70/433/5930.html

Các hồ tại Hà Nội rất phong phú, được hình thành nên qua những biến động địa chất hàng vạn năm của sông Hồng vùng hạ lưu, dòng chảy của những con sông khác qua địa phận Hà Nội bắt nguồn từ con sông này (sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu v.v.) hoặc chảy vào con sông này. Theo nguyên tắc, “”tụ thủy là tụ nhân”” trong phong thủy, Hà Nội được chọn là “”đế đô muôn đời”” như Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn khẳng định, cũng một phần vì là vùng đất có nhiều hồ với vô vàn thắng cảnh bao quanh, và những con sông, ngọn núi như chầu về.

Vùng nội thành Hà Nội (nghĩa nguyên gốc là “bên trong sông”), với “Nhĩ Hà nằm ở phía Đông, Kim Ngưu Tô Lịch là sông bên này”, thêm nữa, với những con sông cổ như Ngọc Hà, sông Tô và sông Nhuệ nên vùng đất bên trong các con sông, do phù sa bồi tụ không hoàn toàn, đã tạo nên nhiều vùng trũng và hình thành nhiều hồ, ao, chuôm.

Hồ Hà Nội là một đặc trưng của Hà Nội tạo nên những ấn tượng về màu xanh đặc biệt cho thành phố khi được nhìn trên máy bay, khác biệt với những thành phố như Thành phố Hồ Chí Minh vốn rất ít hồ ao khiến cho mật độ dân cư như cô đặc hơn và môi trường ít trong lành hơn. Rất nhiều hồ của Hà Nội gắn liền với các huyền tích, như hồ Hoàn Kiếm, hồ Tây, hồ Văn (trong Văn Miếu – Quốc Tử Giám) v.v. Nhiều hồ đã trở thành thắng cảnh của thủ đô như hồ Tây, hồ Hoàn Kiếm, hồ Trúc Bạch.

Một số hồ ở Hà Nội trở thành một phần của các công viên như hồ trong Vườn bách thảo Hà Nội, hồ Bảy Mẫu trong Công viên Lê Nin, hồ Thủ Lệ trong Vườn Bách thú Hà Nội, hồ Nghĩa Đô trong công viên mới được xây dựng mang tên công viên Nghĩa Đô v.v. Một số hồ khác trở thành khu vực điều tiết khí hậu và điều hòa lưu lượng nước thải, như hồ Yên Sở.

Rất nhiều hồ ở Hà Nội hiện nay, do sự lấn chiếm, san lấp của dân cư đã biến mất một phần hoặc vĩnh viễn. Hiện nay, các hồ còn lại của Hà Nội đang được thành phố xúc tiến nạo vét, thanh tẩy nước, và xây dựng các hạ tầng cơ sở xung quanh hồ như làm đường, làm kè.

Quận Hoàn Kiếm

  1. Hồ Hoàn Kiếm

Quận Ba Đình

  1. Hồ Bách Thảo: trong công viên bách Thảo có 2 hồ.
  2. Hồ Trúc Bạch
  3. Hồ Giảng Võ: nằm giữa phố Ngọc Khánh và Trần Huy Liệu
  4. Hồ Thủ Lệ: nằm giữa đường Kim Mã, phố Đào Tấn và phố Nguyễn Văn Ngọc
  5. Hồ Ngọc Khánh nằm giữa phố Nguyễn Chí Thanh, phố Phạm Huy Thông và ngõ 535 Kim Mã
  6. Hồ Láng: nằm giữa phố Chùa Láng và đại sứ quán Nga
  7. Hồ Thành Công: nằm giữa phố Thành Công, Láng Hạ, đường Huỳnh Thúc Kháng và phố Nguyên Hồng
  8. Hồ Ngọc Hà: ở góc giữa phố Ngọc Hà và phố Đội Cấn
  9. Hồ Hữu Tiệp: ở Ngọc Hà

Quận Cầu Giấy

  1. Hồ Nghĩa Đô nằm trong khuôn viên công viên Nghĩa Đô trên đường Nguyễn Văn Huyên, Cầu Giấy. Hồ không rộng, khá sạch.
  2. Ao Cầu là một trong những ao hiếm hoi còn sót lại ở Hà Nội. Ao nằm trong làng An Phú tại ngõ 5 đường Hoàng Quốc Việt. Ao nổi tiếng với những điển tích là nơi xuất thân của một sĩ tử thời nhà Trần đỗ Trạng có hiệu là Đặng Huy Phong. Không những vậy, ao Cầu khá rộng và đẹp. Hàng năm vào khoảng tháng 3 hội làng An Phú, có rất nhiều du khách đến thăm ao.

Quận Đống Đa

Hồ Đống Đa

  1. Hồ Ba Mẫu
  2. Hồ Đống Đa nằm trong khu Hoàng Cầu
  3. Hồ Nam Đồng nằm trong khu Trung Tự, giữa phố Hồ Đắc Di và phố Đặng Văn Ngữ
  4. Hồ Văn Chương
  5. Hồ Thiên Quang Tĩnh (giếng soi ánh mặt trời) nằm trong quần thể Văn Miếu-Quốc Tử Giám
  6. Hồ Linh Quang nằm giữa ngõ Linh Quang, ngõ Văn Chương và ngõ Lương Sử
  7. Hồ Huy Văn nằm trong ngõ Văn Chương
  8. Hồ Xã Đàn nằm giữa phố Hồ Đắc Di, phố Trần Hữu Tước và phố Xã Đàn
  9. Hồ Sót đằng sau bệnh viện Đống Đa
  10. Hồ Giám nằm trên phố Quốc Tử Giám, đối diện với Văn Miếu.
  11. Hồ Khương Thượng, nằm trong phố Khương Thượng thuộc phường Khương Thượng;
  12. Các hồ Lấn Dần, Lấn Nhỏ, Lấn Nhỡ, Lấn Lớn, Lấn Đoài, Lấn Đông, hồ Hình Thang và hồ Khí tượng Thủy văn ( 20°59′31″B,105°49′26″Đ)
  13. Hồ Hố Mẻ, nằm góc đường Tôn Thất Tùng – Trường Chinh, cạnh trường Đại học Y;

 Quận Hai Bà Trưng

Hồ Thiền Quang

  1. Hồ Bảy Mẫu
  2. Hồ Thiền Quang: nằm giữa phố Quang Trung, Nguyễn Du, Trần Bình Trọng và Trần Nhân Tông
  3. Hồ Hai Bà Trưng, thường gọi là hồ Hai Bà, nằm giữa dốc Thọ Lão, phố Đồng Nhân và phố Lê Gia Định
  4. Hồ Thanh Nhàn và Hồ Thanh Nhàn 2A: nằm giữa phố Võ Thị Sáu, Trần Khát Chân, Kim Ngưu và Thanh Nhàn
  5. Hồ Dần Mất: nằm giữa phố Trương Định, Nguyễn Đức Cảnh[cần dẫn nguồn]
  6. Hồ Đang Lấp: nằm giữa phố Trương Định, Đại La, Phố Vọng, Nguyễn An Ninh[cần dẫn nguồn]
  7. Hồ Quỳnh: nằm giữa ngõ Quỳnh và phố Võ Thị Sáu.

Quận Hoàng Mai

  1. Hồ Linh Đàm bao quanh khu đô thị Linh Đàm (bán đảo Linh Đàm)
  2. Hồ Định Công nằm giữa Định Công Hạ, Định Công Thượng và sông Lừ
  3. Hồ Yên Sở còn gọi là hồ điều hòa Yên Sở, được xây lên với mục đích điều hòa khí hậu thủy văn cho khu Yên Sở
  4. Hồ Giáp Bát, nằm gần đường Kim Đồng;
  5. Hồ Rùa cạnh sân bay Bạch Mai và sông Lừ
  6. Hồ Đồng Mụ và hồ Đồng Nổi nằm giữa đường Pháp Vân, sông Tô Lịch, đường Giải Phóng và ngõ Trung Kênh
  7. Hồ Đồng Vàng giữa đường Pháp Vân, đường Pháp Vân – Cầu Giẽ và nhà máy nước Pháp Vân
  8. Hồ Đồng Riêng giữa sông Kim Ngưu, đường Pháp Vân, trung tâm Metro II đường Tam Trinh
  9. Hồ Đồng Khuyến và hồ Thanh Lan giữa đường Pháp Vân, đường Tam Trinh và hồ Yên Sở
  10. Hồ Cá Yên Duyên

Quận Long Biên

  1. Hồ Công Viên-hồ vườn hoa Gia Lâm
  2. Hồ Cầu Tình (nằm giữa phố Ngọc Lâm, phố Nguyễn Sơn và phố Ngô Gia Khảm
  3. Hồ Tai Trâu (nằm giữa đường xuống của đường sắt cầu Long Biên và phố Ngọc Lâm
  4. Hồ bến xe Gia Lâm (nằm giữa phố Ngọc Lâm, bến xe Gia Lâm và đường Nguyễn Văn Cừ

Quận Tây Hồ

Hồ Tây

Hồ Đồng Mô

Hồ Quan Sơn

  1. Hồ Tây
  2. Hồ Quảng Bá
  3. Hồ Bải Tảo nối tiếp với hồ Quảng Bá
  4. Hồ Bụng Cá nằm kẹp giữa đường Xuân Diệu và đường An Dương Vương

Quận Thanh Xuân

  1. Hồ Rẻ Quạt nằm trong khu Hạ Đình
  2. Hồ Mễ Trì nằm bên đường Lương Thế Vinh, Vũ Hữu và Khuất Duy Tiến
  3. Hồ Hình Thang giữa Lê Trọng Tấn và Trấn Diễn

Huyện Ba Vì

Huyện Đông Anh

  1. Đầm Vân Trì

Huyện Gia Lâm

Huyện Sóc Sơn

Huyện Thanh Trì

  1. Đầm Mực

Huyện Từ Liêm

Các hồ chính ở Hà Tây (cũ)

  1. Hồ Đồng Mô
  2. Hồ Suối Hai
  3. Hồ Quan Sơn
  4. Hồ Văn Quán, Hà Đông

Hồ ở Mê Linh

  1. Hồ Đại Lải

Màu thời gian trong tranh phố Phái

Khám phá đầu tiên của hoạ sĩ Bùi Xuân Phái về phố là bức sơn dầu “Phố Hàng Phèn” (năm 1940), được vẽ trước khi ông vào học trường cao đẳng Mỹ Thuật Đông Dương. Sau đó bức này được gửi tham dự triển lãm Tokyo (Nhật Bản) và có người mua ngay lập tức.

Có thể chia ra mảng đề tài vẽ phố cổ Hà Nội của Bùi Xuân Phái ra ba giai đoạn: Thời kỳ Nâu (1960-1970), Thời kỳ Xám (1970-1980) và Thời kỳ Lam (1980-1988).

Thời kỳ Nâu (1960-1970):

Có thể nói Thời Kỳ Nâu mang dấu ấn đặc trưng nhất về phong cách, tinh thần của Bùi Xuân Phái. Những bức vẽ trong thời kỳ này phản ánh khung cảnh của phố cổ Hà Nội nguyên chất nhất, chưa bị sửa sang, cơi nới. Cũng không lấy làm lạ khi phần nhiều những người Hà Nội có tuổi và am hiểu mỹ thuật thường yêu thích thời kỳ này hơn cả, trong khi giới trẻ và người ngoại quốc lại nồng nhiệt yêu thích Thời kỳ Lam.

Tranh ông trong giai đoạn này thường bàng bạc nỗi buồn da diết, cô đơn, hoài cổ, như tiếc nuối một thời tuổi trẻ đã mất, phố thường vắng bóng người qua, các căn nhà có cửa mặt tiền luôn đóng chặt với dáng vẻ trầm mặc, những mái nhà thâm nâu của khu phố cổ im lìm dưới sức nặng của bầu trời xám như dự báo một cơn giông sắp ập xuống. Điều đặc biệt là các ô cửa chỉ được mô tả bằng một vệt mầu thẫm.

Đây là thời kỳ sung sức và cũng khốn khó nhất trong sự nghiệp nghệ thuật của Bùi Xuân Phái. Ông bước vào cuộc chơi với hình và mầu trong giai đoạn lịch sử trầm luân của đất nước, nên các tác phẩm của ông nhuốm vẻ trầm buồn sâu xa, nét bi ai, sự cô đơn khốn khổ. Tranh tựa như một phương tiện giải tỏa ẩn ức nội tâm cũng như ý thức về sự bất lực của ông trước thời cuộc.

Hiện nay, những bức tranh được các nhà sưu tập đặt giá cao nhất vẫn thuộc về những tác phẩm được vẽ trong Thời Kỳ Nâu. Thí dụ như bức “Hà Nội kháng chiến” (vẽ năm 1966) thuộc sưu tập của Trần Hậu Tuấn đã được khởi giá là 200.000 USD trên trường quốc tế.

Thời kỳ Xám (1970-1980):

Không nên hiểu là hễ thấy bức mang tông mầu nào là xếp nó vào thời kỳ đó. Thường thì các chuyên gia chỉ cần thoáng nhìn đã biết ngay bức tranh đó được vẽ vào thập niên nào, bởi ngoài gam mầu và bút pháp, người ta còn căn cứ vào cảnh và người trong tranh của ông.

Thời kỳ xám có điểm nổi bật nhất là trên phố không còn người đàn ông mặc áo dài và cầm ô đi trên hè phố nữa. Những người bán dong cũng có trang phục khác, các ô cửa sổ được vẽ kỹ lưỡng và chi tiết hơn, xe bò không được phép đi vào thành phố nữa nên không hiện diện trong tranh ông.

Trong thập niên 70, họa sĩ rơi và cảnh khó khăn, ngặt nghèo cả về kinh tế lẫn tinh thần. Trong nhật ký, ông từng viết: “Cuộc sống nào thấy gì vui? Chỉ thấy kinh khủng và kinh khủng”. …. Thời kỳ này Bùi Xuân Phái vẽ tranh phố cổ Hà Nội bằng bột mầu, nhiều bức được vẽ trên giấy báo, được thể hiện với gam mầu ghi xám. Phố trong tranh ông đã bớt đi vẻ cô liêu, trầm mặc, nét vẽ tung tẩy, nhẹ nhàng, nhiều bức phố của ông ngả dần theo hướng trừu tượng, nhiều bức mang tính chất thể nghiệm… Đây là giai đoạn hưng phấn và được sáng tác nhiều tranh cùng các đề tài khác trong sự nghiệp của ông.

Thời kỳ Lam (1980-1988):

8 năm cuối cùng của cuộc đời, tác phẩm của hoạ sĩ Bùi Xuân Phái được mời đi triển lãm ở nhiều nước, nên công chúng Việt và thế giới biết đến tên tuổi ông nhiều hơn. Lúc này tranh phố của ông mới nhẹ nhõm hơn, xuất hiện những gam mầu ấm của nắng, của tà áo đỏ qua đường…

Giá trị của các phố cổ là giá trị của thời gian lắng đọng ở những mái ngói, những bức tường rêu phong của chúng. Bùi Xuân Phái cũng đã từng nhận xét là trong sự rêu phong cổ kính có “màu thời gian”. Thời gian cũng đã làm cho các bức tranh của ông càng ngày càng có giá trị ,từ chỗ mỗi bức chỉ đổi được vài lạng cà phê, dăm bao thuốc lá dưới thời bao cấp, đến chỗ mỗi bức là cả một gia tài theo qui luật “giá trị thặng dư của thời gian”. Tuy nhiên, thời gian đã làm điều này quá chậm đối với cá nhân Bùi Xuân Phái, hay nói cách khác là ông đã không ở lại trần thế để thụ hưởng thành quả lao động nghệ thuật của mình.

Dưới đây là một vài tác phẩm qua các thời kỳ của ông:

phophai1

phophai2

phophai3

phophai4

phophai5

phophai6

phophai7

phophai8

phophai9

phophai10

phophai11

phophai13

phophai14

phophai15

Theo Bùi Thanh Phương’s Facebook

Để xem các tác phẩm khác của Họa sĩ Bùi Xuân Phái: CLICK HERE

Bộ sưu tập ảnh Phố Phái trên nhovehanoi.com

MỜi các bạn vào link sau thưởng thức các tác phẩm của họa sĩ Bùi Xuân Phái:

LINK

Các ẩn số của Cụ rùa Hồ Gươm Hà Nội

rùa hồ gươm tại nhovehanoi.com

Các câu hỏi thường gặp:

– Cụ rùa năm nay bao nhiêu tuổi? Theo PGS Hà Đình Đức, cụ rùa khoảng 700 tuổi

– Có bao nhiêu cụ rùa trong hồ Gươm? PGS Hà Đình Đức: chỉ có 1 cụ. Theo nhà giáo Lưu Đức Ngò, có khoảng 5 cụ rùa (đại gia đình dưới Hồ). Theo Ban chỉ đạo chữa bệnh rùa Hồ Gươm: Tối thiểu là 2 cụ rùa. Theo các báo chí và người dân: Có thể có từ 3 đến 6 cụ rùa http://nhovehanoi.com/32/70/339/5821.html

– Cụ rùa đã bị bắt lên ngày 3/4 vừa rồi là đực hay cái? 90% là cái (Theo ban chỉ đạo)

– Cụ rùa có phải là loài mới không? Theo PGS Hà Đình Đức: Loài mới chưa được công bố, có tên là Rùa Lê Lợi (Rafetus leloi)

– Bệnh tình của cụ rùa có nặng không? Theo ban chỉ đạo và các nhà khoa học: Cụ rùa được bắt lên bệnh tình không nặng và sẽ sớm xuất viện trong 1 tuần

– Cụ rùa có “thiêng” không? 1 ẩn số lớn

– Cụ rùa có sinh sản được nữa không? Theo Tim McCormack – Điều phối viên Chương trình Rùa châu Á, việc này cần phải mang cụ rùa sang Trung Quốc để thử nghiệm lai giống??!!

http://nhovehanoi.com/ Trang tin tức tổng hợp về Hà Nội – Địa chỉ theo dõi những diễn biến của cụ rùa và sẽ luôn cập nhật các câu hỏi trên!

Những cuộc chiến xung quanh cụ Rùa Hồ gươm

Cuộc chiến xung quanh cụ rùa

Những tưởng câu chuyện về Cụ Rùa hồ Gươm đã khép lại sau khi Đội lai dắt đưa được cụ lên bờ để chữa trị vào ngày 3-4, thì nay, một Cụ Rùa khác lại xuất hiện. Vì thế, khắp các hang cùng ngõ hẻm ở Hà Nội, câu chuyện này lại thêm một lần được mở ra với nhiều luồng ý kiến, tranh luận dữ dội…



Cách đây vài năm, nhiều người quan tâm tới Cụ Rùa Hồ Gươm hẳn vẫn còn nhớ cuộc “bút chiến” giữa Phó giáo sư Hà Đình Đức và nhà giáo Lưu Đức Ngò- hai người được mệnh danh là “nhà rùa học”. Ông Lưu Đức Ngò  – người sở hữu hàng trăm tấm ảnh rùa được chụp tại nhiều góc độ, thời điểm khác nhau đã khẳng định ở hồ Gươm có ít nhất năm cụ rùa, trong khi đó Phó giáo sư Hà Đình Đức thì luôn bảo vệ cho quan điểm của mình: Chỉ có một Cụ Rùa duy nhất ở Hồ Gươm.

Chỉ đến những ngày gần đây, khi rất nhiều người khẳng định: Hồ Gươm có 2 Cụ Rùa, thậm chí người ta còn mô tả tới cả một “gia đình rùa” đang sinh sống ở trong lòng hồ Gươm, vô hình chung, “cuộc chiến” về sự thật hồ Gươm có bao nhiêu Cụ Rùa lại một lần nữa nổ ra (Ảnh: Long Anh)

Thậm chí ông Ngò đã từng muốn “kiện” ông Đức vì ông Đức cho rằng ông Ngò “tuyên bố ba lăng nhăng”, “nhảm nhí”, “phát ngôn lung tung”…Dù cuối cùng, không có phiên tòa nào phải mở ra, nhưng lúc ấy,  ông Đức vẫn “chiếm thế thượng phong”  với kinh nghiệm hơn 20 năm theo dõi Cụ Rùa. Chỉ đến những ngày gần đây, khi rất nhiều người khẳng định: Hồ Gươm có 2 Cụ Rùa, thậm chí người ta còn mô tả tới cả một “gia đình rùa” đang sinh sống ở trong lòng hồ Gươm, vô hình chung, “cuộc chiến” về sự thật hồ Gươm có bao nhiêu Cụ Rùa lại một lần nữa nổ ra và cán cân dường như đang lệch hẳn về phía ông Ngò.

TS Bùi Quang Tề, Viện Nuôi trồng Thủy sản, hiện là trưởng nhóm chẩn đoán và chữa bệnh cho Rùa Hoàn Kiếm, cho biết, đã phát hiện thêm một Cụ Rùa nữa (Ảnh: Long Anh)

Có lẽ người “châm ngòi” lại cho cuộc chiến này chính là ông Nguyễn Ngọc Khôi, người được giao phụ trách Đội lai dắt Cụ Rùa. Sau khi đưa được Cụ Rùa vào bể thông minh ngày 3-4, ông Khôi tuyên bố, còn một Cụ Rùa nữa, và đã xin phép UBND Thành phố Hà Nội bắt tiếp Cụ Rùa này khi điều kiện thích hợp. Phát ngôn của ông Khôi đã thực sự “khơi mào” cho một làn sóng dư luận bán tán xôn xao về câu chuyện còn nhiều Cụ Rùa ở hồ Gươm. Chị Nguyễn Ngọc Dung, chủ kinh doanh một cửa hàng ô tô ở khu Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội gọi điện đến Đại Đoàn Kết cho biết, hồ Gươm có ít nhất 3 Cụ Rùa.

Vào năm 1990, khi nhà chị còn ở phố Hàng Khay, ngay cạnh hồ Gươm, chị đã từng một lúc nhìn thấy cả 3 cụ rùa cùng nổi. Theo chị Dung mô tả, có hai cụ to và một cụ nhỏ – giống như một gia đình. Cụ to nhất có vết lõm ở lưng chính là cụ mới được đưa lên bờ. Ngay cả TS Bùi Quang Tề, Viện Nuôi trồng Thủy sản, hiện là trưởng nhóm chẩn đoán và chữa bệnh cho Rùa Hoàn Kiếm, cho biết, đã phát hiện thêm một Cụ Rùa nữa. Một chuyên gia thủy sản khác, TS Nguyễn Viết Vĩnh, cũng cho rằng, hồ Gươm có ít nhất ba Cụ Rùa. Cụ khỏe nhất có mai dài hàng thước, màu xanh đen, cụ hiếm khi nổi hẳn lên mặt nước và rất nhanh nhẹn chứ không chậm chạp như Cụ vừa được đưa lên bờ.

TS Nguyễn Viết Vĩnh, chuyên gia thủy sảncũng cho rằng, hồ Gươm có ít nhất ba Cụ Rùa. Cụ khỏe nhất có mai dài hàng thước, màu xanh đen, cụ hiếm khi nổi hẳn lên mặt nước và rất nhanh nhẹn chứ không chậm chạp như Cụ vừa được đưa lên bờ (Ảnh: Long Anh)

Trong khi làn sóng về “các Cụ Rùa” đang được bàn luận xôn xao ở khắp hang cùng ngõ hẻm của Hà Nội, ông “giáo sư rùa” Hà Đình Đức lại trở nên “cô đơn” hơn bao giờ hết khi vẫn bảo lưu quan điểm của mình. Phó Giáo sư Hà Đình Đức vẫn cho rằng, Hồ Gươm chỉ có duy nhất một Cụ Rùa và đây chính là cụ thường xuyên nổi lên, có đốm trắng ở trên đầu, có vết thương ở trên mai, trên cổ, chân… như mọi người vẫn thường nhìn thấy trên báo chí.

Giải thích về những bức ảnh chụp Cụ Rùa trước đó, khi cụ thò chân lên bờ, các móng trên chân cụ đã bị tuột gần hết, nhưng khi bắt được cụ thì vẫn đếm đủ 6 móng chân, ông Đức cho hay, “lỗi” là ở các góc chụp khác nhau. Nhiếp ảnh gia Long Anh, người thường xuyên chụp các bức ảnh Cụ Rùa nổi cũng công nhận điều này. Nhiếp ảnh gia này cho hay, nếu đứng ở phía bên trái, hoặc bên phải chụp vào thì dường như chỉ nhìn thấy một móng trên chân cụ, còn nếu chụp thẳng, trực diện sẽ nhìn thấy đủ 6 móng mà việc chụp trực diện Cụ Rùa chỉ làm được khi chụp cụ ở trên bờ, trong bể bơi thông minh, với khoảng cách gần nhất.

Phó Giáo sư Hà Đình Đức, cũng là người được giao trọng trách chính với tư cách là chuyên gia trong Ban chỉ đạo khẩn cấp bảo vệ rùa Hồ Gươm khẳng định, cho đến lúc này ông chưa nhận được một quyết định nào của thành phố về việc sẽ đưa Cụ Rùa thứ 2 lên bờ. Ông Đức cho rằng, nếu chưa khẳng định được điều gì thì đừng nên kết luận vội vàng, việc quan trọng trước mắt bây giờ là chăm lo cho sức khỏe của Cụ Rùa thật tốt.
Tuy nhiên, theo một nguồn tin riêng, UBND thành phố Hà Nội rất đồng tình với việc đưa Cụ Rùa thứ hai lên bờ để kiểm tra sức khỏe, nhưng việc có đi đến quyết định này hay không thì trước tiên Đội lai dắt phải tiến hành thăm dò xem thực sự có hay không một cụ rùa nữa. Công việc này hiện vẫn đang được Đội Lai dắt tiến hành.

Sự kiện chữa bệnh cho cụ rùa đang thu hút sự chú ý của rất nhiều người dân (Ảnh:Long Anh)

Đến lúc này, dường như ý kiến chắc như đinh đóng cột của ông Đức đang bị “chìm nghỉm” vào hàng trăm câu chuyện khác nhau, hàng nghìn ý kiến, tranh luận về nhiều Cụ Rùa khác. Và tất cả họ đều cảm thấy rất vui nếu thực sự Hồ Gươm còn nhiều Cụ Rùa. Ông Nguyễn Đình Hòe, Trưởng ban Phản biện xã hội Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cho rằng, ông đánh giá cao những tâm huyết của Phó Giáo sư Hà Đình Đức trong suốt hơn 20 năm qua theo dõi về Cụ Rùa.
Và ông cũng vui mừng nếu phát hiện của ông Nguyễn Ngọc Khôi, Chủ tịch Tập đoàn Khanh Anh Trang là đúng. Ông Hòe cho hay, nếu hồ Gươm còn nhiều Cụ Rùa, cần phải nhanh chóng đưa những cụ còn lại lên để kiểm tra sức khỏe, tạo điều kiện cho công tác bảo tồn các động vật quý hiếm. Bởi theo ông Hòe, lâu nay, công tác bảo tồn những di sản “sống” như Cụ Rùa đã thực hiện quá lỏng lẻo, yếu kém…

Và “cuộc chiến” xung quanh hồ Gươm sẽ chỉ ngã ngũ khi có thêm một Cụ Rùa nữa được đưa lên bờ.

LINK: http://nhovehanoi.com/32/70/339/5824.html

Cafe Mai tại Hà Nội

Cafe Mai

Giới thiệu: Mảnh đất Hà thành cổ kính ẩn chứa những thú chơi tao nhã, trong đó có Café Mai – một thương hiệu đã trở nên quen thuộc với những con người nơi đây.

Vào thời kì đầu, khi mới mở ra, Mai khác hẳn với những quán café đã kể trên bởi lẽ Mai chỉ bán hạt café, café đã rang xay rồi để người mua tự mang về và pha lấy. Mãi đến sau này, Mai mới bắt đầu mở thành những quán café như bây giờ.

 

Chủ nhân của thương hiệu này là ông Phạm Duy Anh người kế tục sự nghiệp rang xay cà phê nổi tiếng của gia đình. Do nhu cầu phát triển và phục vụ nhu cầu của khách hàng, ông chủ đã dùng hai cơ sở đối diện nhau để một bên chuyên rang xay, sản xuất cà phê; một bên là quán cà phê phục vụ khách hàng yêu mến và tin tưởng chất lượng cũng như thương hiệu của Cafe Mai.


Café Mai hiện có 4 cơ sở chính: 96 Lê Văn Hưu, 97 Lê Văn Hưu, 52 Nguyễn Du và 75 Trần Nhân Tông. Thương hiệu và đẳng cấp đã được xác lập nhưng có lẽ ít ai biết đến nguồn gốc của cái tên “café Mai”. Trong chiến tranh Café Mai đã được cung cấp cho toàn Hà Nội ,khi đó cơ sở được đặt tại tiểu khu phố Mai Hắc Đế,và cũng chính là phố Mai Hắc Đế ngày nay,(thuôc Quận Hai Bà Trưng) chình vì vậy mà sau khi hòa bình lập lại có tên là “Café Mai” được nhắc như lưu mãi một thời quá vãng mang dấu ấn lịch sử hào hùng.
Với kinh nghiệm trên 70 năm trong nghề, tới đây Quý khách sẽ được thưởng thức đủ mọi hương vị cùng những cảm nhận thật khác biệt. Có rất nhiều loại như: café Rubutta ( café vối), café Arabica ( café chè); Espresso ( chế biến theo phong cáchTây Âu); café Chari có nguồn gốc từ Pháp – tính chất chua và chát nhưng khi thưởng thức lại rất tuyệt; café Moca có vị ngậy và nhẹ, mùi thơm không sắc. Đặc biệt, Aliculi là loại café độc quyền của cơ sở, có chất lượng tốt và rất được các ẩm khách Nga, Nhật, Mĩ ưa chuộng…
Được viện khoa học công nghệ Việt Nam cấp thương hiệu năm 1999, Café Mai đã không ngừng nâng cao chất lượng và uy tín để mang đến những khoảnh khắc ý nghĩa cho bất kì ẩm khách nào tới đây.
Không chỉ dừng lại ở việc pha chế cho khách mà tại đây bạn còn có thể đặt mua những gói càfe thơm lừng được sấy, xay ngay tại cửa hiệu. Ngoài ra, Café Mai còn có mặt tại các thành phố lớn của quốc tế : Tokio (Nhật Bản), New York ( Mĩ)…
Hương thơm ngây ngất tỏa dài trên từng con phố – đó chính là Café Mai. Bạn hãy đến và cảm nhận sự quyến rũ vô hình ấy!

nhovehanoi.com tổng hợp

Link: http://nhovehanoi.com/32/70/454/5827.html

Các địa chỉ ăn uống, ẩm thực tại Hà Nội

Danh sách các nhà hàng, địa chỉ ăn uống tại Hà Nội : LINK

Văn hóa ẩm thực tại Hà Nội, các món ăn đặc sản của Hà Nội: LINK

Địa điểm vui chơi ở Hà Nội

Các địa điểm vui chơi ở Hà Nội được tổng hợp t rên website thông tin về Hà Nội – thủ đô 1000 năm tuổi:

Xem phim, Bảo tàng, Các công viên, hiệu sách : LINK

Hanoi buildings

Hanoi High-rise Buildings List : Thông tin Các tòa nhà tại Hà Nội